Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Ngọc Nam, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế điểm lại các mục tiêu, nội dung và sản phẩm cần đạt được của Đề tài và đề nghị ban chủ nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Đề tài sau đó nghe ý kiến góp ý của các nhà quản lý và nhà khoa học tham dự Hội thảo.
Hội thảo tập trung vào thảo luận các kết quả đạt được của Đề tài, trong đó tập trung vào:
- Xác định nguyên nhân gây bồi lắng đầm Lập An: Đề tài đã xác định được 3 nguyên nhân chính và định lượng được lượng bùn cát gây bồi lắng đầm do từng nguyên nhân gây ra: nguyên nhân do bùn cát từ hệ thống sông, suối trên lưu vực đổ xuống đầm; nguyên nhân do ảnh hưởng bùn cát từ biển mang vào và nguyên nhân từ các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong đầm;
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu bồi lắng đầm Lập An: Đề tài tập trung vào 4 giải pháp chính: giải pháp giảm thiểu bồi lắng đầm do bùn cát từ lưu vực mang xuống; giải pháp giảm thiểu do các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong đầm; giải pháp giảm thiểu bồi lấp cửa và trao đổi nước giữa đầm với biển; giải pháp quy hoạch, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đầm Lập An.
Bên cạnh đó, Hội thảo đã được nghe các góp ý của đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp, UBND huyện Phú Lộc, Sở Kế hoạch đầu tư và trường Đại học Khoa học Huế.
Kết luận Hội thảo, ông Trần Ngọc Nam đề nghị ban chủ nhiệm đề tài tiếp thu và chỉnh sửa các thiếu xót trong kết quả thực hiện của Đề tài theo các ý kiến góp ý của các nhà quản lý và khoa học trước khi đưa ra hội đồng nghiệm thu hoàn thành Đề Tài.